Định hướng phát triển trung tâm Logistics trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh
Nhằm phát huy tiềm năng trong ngành kinh tế dịch vụ logistics, UBND tỉnh đã ban hành nhiều Đề án, Quy hoạch, cụ thể:
UBND tỉnh ban hành Quyết định số 144/QĐ-UBND ngày 12/01/2015 về việc phê duyệt Đề ánPhát triển dịch vụ Logisticstỉnh Hà Tĩnh đến năm 2030;Quyết định số 1588/QĐ-UBND ngày 27/4/2015 về việc phê duyệt Đề cương nhiệm vụ và Dự toán lập Quy hoạch tổng thể phát triển dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2040; theo đó: Ủy ban nhân dân tỉnh đã giao Sở GTVTchủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương, đơn vị liên quan lập Quy hoạch tổng thể phát triển dịch vụ Logistics trên địa bàntỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2040 và hiện đang chỉ đạo đơn vị tư vấn tích hợpvào quy hoạch tỉnh theo Luật Quy hoạch năm 2017; theo đó dự kiến hình thành 2 trungtâm Logistics hậu cảng Vũng Áng- Sơn Dương và trung tâm LogisticsĐức Thọ như sau:
Theo Quy hoạch chi tiết Khu bến cảng Vũng Áng, Sơn Dương giai đoạnđến năm 2020 đã được Bộ GTVT phê duyệt tại Quyết định 137/QĐ-BGTVT ngày17/01/2012 và điều chỉnh cục bộ tại Văn bản số 7200/BGTVT-KHĐT ngày18/7/2013, quy hoạch Trung tâm Logistics sau cảng Vũng Áng khoảng 106,9ha và Trung tâm Logistics sau cảng Sơn Dương khoảng 159,84ha.
Trung tâm Logistics Đức Thọ tại xã Đức Yên, huyện Đức Thọ (khu vực GaYên Trung), nằm trên hành lang kinh tế Quốc lộ 8; với quy mô đến năm 2025 khoảng26,5÷35,3ha và đến năm 2040 khoảng 54,8÷73,1ha.
Triển khai quy hoạch, từng bước xây dựngtrung tâm Logistics và dịch vụ hậu cảng Vũng Áng và Trung tâm Logistics và dịch vụ hậu cảng Sơn Dương. UBND tỉnh ban hành Quyết định số 711/QĐ-UBND ngày 26/2/2015 về việc phê duyệt đề cương nhiệm vụ, dự toán lập quy hoạch chi tiết xây dựng Trung tâm Logistics tại Khu kinh tế Vũng Áng, tỷ lệ 1/500. Đến nay Quy hoạch chi tiết 1/500 do Quỹ đầu tư và phát triển tỉnh làm chủ đầu tư đang trình UBNDtỉnh phê duyệt với diện tích 106,9ha.
Hiện tại có 02 nhà đầu tư đề xuất thực hiện dự án đầu tư Trung tâm Logistics Vũng Áng tại Khu kinh tế Vũng Áng, cụ thể: Dự án đầu tư Trung tâm Logistics Vũng Áng của Tổng Công ty Khoáng sản và Thương mại Hà Tĩnh, dự án có tổng vốn đầu tư dự kiến 1.754,300 tỷ đồng, diện tích đất dự kiến 45ha, đang thẩm định, xin ý kiến để xem xét chấp thuận chủ trương đầu tư; Dự án Logistics tại Khu kinh tế Vũng Áng của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoành Sơn, diện tích sử dụng đất dự kiến 40ha, hiện nhà đầu tư đang nghiên cứu, khảo sát, lập dự án đầu tư.
Đối với Trung tâm Logistics và dịch vụ hậu cảng Sơn Dương, UBND tỉnh đồng ý chủ trương cho Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh làm chủ đầu tư tổ chức lập đồ án quy hoạch chi tiết tỷ lệ 1/500 Trung tâm Logistics và dịch vụ hậu cảng Sơn Dương tại Văn bản số 7863/UBND-KT1 ngày 25/11/2019.
Thời gian qua, có một số nhà đầu tư đã và trong quá trình khảo sát, tìm hiểu để đầu tư vào Khu kinh tế Vũng Áng liên quan đến cảng biển và Logistics như: Liên doanh nhà đầu tư Lee&Man và Hokuetsu đề xuất xây dựng Tổ hợp công nghiệp cảng nước sâu, khu Logistics và khu công nghiệp sản xuất giấy(tổng mức đầu tư dự kiến 01 tỷ USD); các nhà đầu tư từ Cộng hòa liên bang Đức đề xuất nghiên cứu, khảo sát thực hiện đầu tư nhà máy sản xuất thép không gỉ tại KKT Vũng Áng (tổng mức đầu tư dự kiến 01 tỷ USD); Công ty LNG Central đề xuất Dự án Trung tâm tiếp nhận và phân phối LNG Hà Tĩnh (tổng mức đầu tư dự kiến 2,7 tỷ USD), Công ty CP vận tải và dịch vụ hàng hải Đông Long (TP. Hồ Chí Minh) và liên doanh với các đối tác đến từ Singapore, Nhật Bản đề xuất Dự án Tổ hợp cảng biển, Nhà máy sửa chữa và đóng tàu, khu dịch vụ Logistics Đông Long(tổng mức đầu tư dự kiến 01 tỷ USD), Công ty CP Tập đoàn T&T đề xuất Dự án Cảng, Trung tâm khí hóa lỏng LNG, Công ty Điện khí Seamens (CHLB Đức) và Công ty Samsung C&T…
Trung tâm Logistics Đức Thọ: Chưa có chủ trương lập quy hoạch chi tiết,chưa có nhà đầu tư nghiên cứu.
Khó khăn, hạn chế
Căn cứ Quyết định số 1012/QĐ-TTG ngày 03/07/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Quy hoạch phát triển hệ thống trung tâm Logistics trên địa bàn cả nước đến năm 2020, định hướng đến năm 2030: “Hành lang kinh tế đường 8, đường 12A và duyên hải Bắc Trung bộ quy hoạch 01 trung tâm hạng II có quy mô tối thiểu 20ha đến năm 2020 và trên 40ha đến năm 2030, phạm vi hoạt động chủ yếu gồm các tỉnh Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh và Quảng Bình; kết nối các cảng cạn, cảng biển (Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng)”, chưa xác định rõ vị trí quy hoạch trung tâm Logistics. Do đó, khó khăn trong việc thu hút đầu tư xây dựng trung tâm Logistics theo Quy hoạch đã được phê duyệt.
Hiện nay việc lập Quy hoạch tổng thể phát triển dịch vụ Logistics trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2040 đã hoàn thiện nhưng đang chờ để tích hợp vào quy hoạch tỉnh theo quy định của Luật Quy hoạch 2017; do đó, khó khăn cho việc thẩm định, đưa vào hoạtđộng các trung tâm Logistics, các dự án đầu tư gắn với việc nâng cao chỉ số hiệu quả Logistics.
Tá Nghĩa