Ngành Công Thương Hà Tĩnh sau 30 năm đổi mới
1. Giai đoạn 1991-2000, sau khi tách tỉnh, ngành công nghiệp xuất phát điểm thấp, giá trị sản xuất công nghiệp (giá cố định 1989) chỉ đạt 96,7 tỷ đồng, chiếm tỷ 11,22% trong GDP của tỉnh, sau 10 năm khuyến khích phát triển các thành phần kinh tế, các lĩnh vực sản xuất chủ yếu gồm khai thác khoáng sản, gạch, đá; nhà máy chế biến lâm sản, dược, xây lắp điện… Đến năm 2000, giá trị sản xuất công nghiệp (giá CĐ 1989) đạt 426 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 15,9% GDP của tỉnh.
- Giai đoạn 2001-2010, Nghị quyết đại hội Đảng lần XV với mục tiêu “dồn sức phát triển công nghiệp –TTCN”, tốc độ tăng trưởng bình quân giá trị sản xuất ngành công nghiệp giai đoạn này đạt đạt 19,15%/năm. Thủ tướng Chính phủ đã thành lập 02 Khu kinh tế, tỉnh thành lập 13 cụm công nghiệp, nhiều dự án được cấp phép đầu tư như: khai thác mỏ sắt Thạch Khê, nhà máy sản xuất nguyên liệu giấy Việt Nhật, dự án Khu liên hợp gang thép và cảng Sơn Dương Formosa, Nhà máy nhiệt điện Vũng Áng 1, Nhà máy bia Sài Gòn Hà Tĩnh, Nhà máy thủy điện Hố Hô… Công tác khuyến khích phát triển CN-TTCN được tỉnh quan tâm, chỉ đạo, ngay từ năm 2000, UBND tỉnh ban hành chính sách khuyến khích phát triển tiểu thủ công nghiệp (chính sách khuyến công); ban hành nhiều quy hoạch lĩnh vực ngành.
- Giai đoạn 2011-2020, ngành công nghiệp phát triển theo hướng hiện đại hóa, các nhà máy quy mô lớn hoàn thành và đi vào hoạt động. Tính đến nay, toàn tỉnh có 02 khu kinh tế, 03 khu công nghiệp và 22 cụm công nghiệp được thành lập. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp bình quân giai đoạn 2011-2020 dự kiến đạt 31,42%; giá trị sản xuất công nghiệp (giá so sánh 2010) năm 2020 dự kiến 77.105 tỷ đồng, tăng gấp 15,3 lần so với năm 2010; tăng 6,2 lần so với năm 2015. Tỷ trọng công nghiệp trong cơ cấu kinh tế tăng nhanh trong giai đoạn 2011-2020, từ 7,5% (năm 1991) và 7,52% (năm 2011) lên 13,27% (năm 2015) và lên 33,87% (năm 2018).
- Hạ tầng cung cấp điện từng bước hoàn thiện đồng bộ;Nhà máy Nhiệt điện Vũng Áng 1 (1.200 MW) đấu nối lên lưới 220KV và lưới 500 KV; 02 nhà máy thủy điện đấu nối lên lưới 110 KV; Nhà máy điện mặt trời Cẩm Hòa (50MW) phát điện từ tháng 6/2019. Hạ tầng được đầu tư từ nhiều dự án lớn, 136 xã được đầu tư từ dự án Re2, Re2 mở rộng (641 tỷ đồng); 33 xã đầu tư từ dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia (144 tỷ đồng); 161 xã được đầu tư từ Dự án sử dụng nguồn vốn Tái thiết Đức (150 tỷ đồng)… Thực hiện thành công chủ trương bàn giao lưới điện hạ áp nông thôn cho ngành điện quản lý; ngành điện đã tiếp nhận, vận hành bán điện tại 257/262 xã, phường, thị trấn.
Như vậy, nhìn chung, sau 30 năm, khu vực công nghiệp phát triển vượt bậc về quy mô, trình độ, năng suất sản xuất và trở thành động lực chính trong tăng trưởng kinh tế tỉnh. Cơ cấu nội ngành chuyển dịch tích cực; nếu như giai đoạn 1991-2005, ngành khai khoáng là một trong những ngành chủ yếu; thì giai đoạn 2011 -2020, tăng mạnh ngành công nghiệp chế biến chế tạo (tăng 47,92%/năm) và ngành sản xuất, cung cấp điện (tăng 72,42%/năm); ngành công nghiệp khai khoáng giảm dần qua các năm. Cơ cấu sản phẩm công nghiệp chủ lực có nhiều đổi mới. So với giai đoạn trước, các sản phẩm chủ yếu là VLXD, quặng kim loại, hải sản đông lạnh, chè, thức ăn gia súc, gạch nung...thì giai đoạn 2011 - 2018, nhiều sản phẩm công nghiệp chủ lực mới và đạt sản lượng, giá trị cao như: bia, sợi, thép, điện …
2. Thương mại dịch vụ
- Sau khi tái lập tỉnh, hoạt động thương mại đứng trước nhiều khó khăn khi thị trường hẹp, thu nhập bình quân đầu người thấp, cơ sở hạ tầng thấp kém. Qua các giai đoạn phát triển, hạ tầng thương mại từng bước được đầu tư, xây dựng theo hướng văn minh, hiện đại. Giai đoạn 1991-2000, cũng như 2001-2010, việc trao đổi hàng hóa trên địa bàn chủ yếu diễn ra hệ thống chợ; thì giai đoạn 2011-2020 hình thành nhiều loại hình thương mại hiện đại như trung tâm thương mại, siêu thị, cảng biển…
- Cơ cấu ngành thương mại dịch vụ trong tổng sản phẩm của tỉnh tăng từ 17,6% năm 1991 lên 32,73 % năm 2010 và 34,26% năm 2018. Tốc độ tăng trưởng bình quân doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng giai đoạn 1992-2000 đạt 19,5%/năm; giai đoạn 2001-2010 đạt 28,4%, giai đoạn 2011-2020 đạt 15,5%. Xuất khẩu hàng hóa tăng nhanh từ 4,097 triệu USD năm 1991 lên 15,76 triệu USD năm 2000 và 64,55 triệu USD năm 2010; năm 2020 dự kiến đạt 1,2 tỷ USD, tăng gấp 292 lần so với năm 1991.
- Từ năm 2013, thực hiện chủ trương xã hội hóa đầu tư và chuyển đổi mô hình quản lý, kinh doanh, khai thác chợ, đến nay đã có 137 chợ giao cho doanh nghiệp, HTX quản lý. Giai đoạn 2010-2020 đã đầu tư xây dựng 02 trung tâm thương mại, 05 siêu thị và trên 100 siêu thị mini, 300 cửa hàng tiện lợi góp phần phát triển hạ tầng phục vụ nhu cầu mua bán, trao đổi hàng hóa của bà con nhân dân, đặc biệt là tại khu vực nông thôn vùng sâu vùng xa.
Thu Trang