Công Thương Hà Tĩnh đồng hành thực hiện Chương trình NTM năm 2019
Phát huy những kết quả trong thời gian vừa qua, năm 2019 Ngành Công Thương tiếp tục đồng hành, chỉ đạo thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM.
Trong công tác lãnh đạo, chỉ đạo:
Ngay từ đầu năm, tiến hành rà soát tình hình thực hiện tiêu chí điện và cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn tại các xã phấn đấu đạt chuẩn NTM năm 2019.
Tổ chức kiểm tra, thẩm định lại mức độ đạt chuẩn các tiêu chí điện, cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn tại 07 xã đã đạt chuẩn giai đoạn 2013-2015 chuyển biến kém và 29 xã trong danh sách dự kiến đạt chuẩn năm 2019.
Chỉ đạo Công ty Điện lực Hà Tĩnh căn cứ nguồn vốn, dự án của EVN giao, ưu tiên đầu tư, hỗ trợ các xã phấn đấu đạt chuẩn năm 2019, các xã khó khăn hoàn thành tiêu chí điện trong năm 2019. Chỉ đạo bàn giao hệ thống điện xã Cẩm Nhượng sang ngành điện quản lý.
Trình UBND tỉnh phê duyệt Phương án phân loại khách hàng sử dụng điện năm 2019; bổ sung thêm các phụ tải lớn vào danh sách ưu tiên loại 01 và các trạm bơm phục vụ sản xuất nông nghiệp vào phụ tải ưu tiên loại 02. Chỉ đạo, kiểm tra quá trình đầu tư, nâng cấp, sửa chữa, vận hành công trình lưới điện và thực hiện phương án cung cấp điện trên địa bàn. Năm 2019, quá trình cung ứng điện trên địa bàn an toàn, ổn định cơ bản phục vụ tốt nhiệm vụ phát triển kinh tế -xã hội, nhu cầu sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân; các chỉ số về độ tin cậy cung cấp điện đều đảm bảo chỉ tiêu đề ra của ngành điện.
Xây dựng, trình UBND tỉnh ban hành: quy định về quản lý và phát triển chợ trên địa bàn tỉnh; Xây dựng bộ tài liệu về cẩm nang quản lý và phát triển chợ; đôn đốc công tác chuyển đổi mô hình quản lý và xã hội hóa đầu tư xây dựng chợ. Năm 2019, thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý 01 chợ, nâng tổng số chợ đã chuyển đổi mô hình quản lý lên 119 chợ/127 chợ, đạt 94% so với kế hoạch. Đến nay, toàn tỉnh tổng số chợ do doanh nghiệp, HTX quản lý là 138/168 chợ (chiếm 82%). Trong năm có 03 chợ xây dựng mới hoàn thành và đưa vào hoạt động[1]; 10 chợ nâng cấp, cải tạo đáp ứng tiêu chuẩn chợ 9211:2012.
Hỗ trợ xây dựng mô hình thí điểm chợ đảm bảo an toàn thực phẩm tại 05 chợ với tổng kinh phí 200 triệu đồng; phối hợp với Sở Tài Chính tham mưu UBND tỉnh hỗ trợ chính sách thương mại nông thôn 2019 với tổng kinh phí 3.856,3 triệu ( gồm 4 chợ, 3 siêu thị và 16 cửa hàng tiện lợi).
Thực hiện Chương trình OCOP
Thành lập Tổ giúp việc thực hiện Chương trình OCOP gồm 05 thành viên từ các lĩnh vực chuyên môn khác nhau, trong đó có 01 Lãnh đạo Sở phụ trách. Thành lập và tổ chức đoàn khảo sát, học tập kinh nghiệm về OCOP tại các tỉnh Miền Trung và tham gia Hội nghị kết nối sản phẩm OCOP do Bộ Công Thương tổ chức tại Hà Nội, Đăk Lăk.
Trình UBND tỉnh ban hành Kế hoạch số 94/KH-UBND ngày 04/4/2019 triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” và chương trình “Mỗi xã một sản phẩm” đến năm 2025.
Tổ chức thực hiện Quyết định 920/QĐ-BCT ngày 16/4/2019 của Bộ Công Thương về ban hành tiêu chí điểm giới thiệu và bán sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm giai đoạn 2019-2020: tham mưu UBND tỉnh đề xuất Bộ Công Thương hỗ trợ xây dựng địa điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; đề nghị các địa phương đề xuất xây dựng điểm giới thiệu và bán sản phẩm OCOP trên địa bàn theo các tiêu chí quy định tại Quyết định số 920/QĐ-BCT ngày 16/4/2019 của Bộ Công Thương.
Xây dựng website xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu của tỉnh tại địa chỉ: http://dacsan.hatinh.vn/.
Thực hiện theo lĩnh vực phụ trách
Tiêu chí điện
- Năm 2019, hệ thống điện các xã tiếp tục được quan tâm đầu tư, nâng cấp, cải tạo. Dự án Cấp điện nông thôn từ lưới điện quốc gia năm 2019 hoàn thành trên địa bàn 07 xã với tổng mức đầu tư 29,6 tỷ đồng; hiện đang triển khai trên địa bàn 13 xã khác với tổng mức đầu tư 61,5 tỷ đồng. Công ty Điện lực Hà Tĩnh đã bố trí các dự án đầu tư xây dựng trên địa bàn toàn tỉnh với tổng mức đầu tư 289 tỷ đồng (Sửa chữa lớn 120,9 tỷ đồng, Khắc phục thiên tai 12,1 tỷ đồng, Đầu tư xây dựng 156 tỷ đồng).
- Nhóm 29 xã đăng ký đạt chuẩn năm 2019: đánh giá 29/29 xã đạt chuẩn tiêu chí điện. Nhiều xã đăng ký đạt chuẩn năm 2019 được đầu tư khối lượng lớn như: Sơn Trường (02 trạm biến áp, 14,4km đường dây trung hạ áp với hơn 430 cột điện), Kỳ Sơn (03 trạm biến áp, 6,2km đường dây trung hạ áp các loại), Cẩm Lĩnh (01 trạm biến áp, 11km đường dây trung, hạ áp các loại với hơn 256 cột điện)…
Hệ thống trạm biến áp tại các xã chủ yếu sử dụng trạm treo; tổng công suất đáp ứng nhu cầu sử dụng điện của người dân; hệ thống điện trung áp chủ yếu sử dụng cột điện bê tông ly tâm chiều cao 12-16m, dây dẫn tiết diện 50-70-95mm2. Hệ thống điện hạ áp chủ yếu sử dụng cột chữ H chiều cao 6,5-8,5m, cột bên tông ly tâm 8,5-10m; dây điện tiết diện 50-70-95mm2 (đường trục), 35-50mm2 (nhánh rẽ); bán kính cấp điện lớn nhất trung bình khoảng 1,2km, điện áp đạt theo quy định; 100% các hộ dân được sử dụng điện từ lưới điện quốc gia.
Các xã đã chủ động phát quang hành lang lưới điện hạ áp định kỳ, tổ chức di dời cột điện vi phạm hành lang an toàn giao thông, bó gọn cáp viễn thông, dây điện hạ áp, chỉnh trang, thay dây, cột sau công tơ, đầu tư nhiều tuyến đường điện chiếu sáng làng quê.
Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn
- Trong năm có 02 chợ nông thôn xây dựng mới hoàn thành và đưa vào hoạt động[2]; 10 chợ nâng cấp, cải tạo đáp ứng tiêu chuẩn chợ 9211:2012.
- Nhóm 7 xã chuyển biến kém giai đoạn 2013-2015: 5/7 xã không quy hoạch chợ, tuy nhiên hệ thống cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn đã được UBND các xã quan tâm, tuyên truyền các hộ kinh doanh nâng cấp xây dựng siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi đạt chuẩn. 7/7 xã đều đạt chuẩn theo quy định.
- Nhóm 29 xã trong danh sách đạt chuẩn năm 2019: có 20 xã có chợ thuộc quy hoạch phát triển hệ thống chợ của tỉnh, đánh giá chợ đạt chuẩn; 09 xã không quy hoạch chợ, đánh giá siêu thị mini hoặc cửa hàng tiện lợi và cửa hàng kinh doanh tổng hợp đạt chuẩn.
Đối với xã quy hoạch chợ: Đã tiến hành xây dựng mới, nâng cấp cải tạo hoặc chỉnh trang, sửa chữa các hạng mục đạt chuẩn theo quy định.
Đối với xã không quy hoạch chợ: Đã tiến hành rà soát danh sách hộ kinh doanh trên địa bàn; lựa chọn danh sách siêu thị mini, cửa hàng tiện ích, cửa hàng kinh doanh tổng hợp (cửa hàng tạp hóa); đồng thời, chỉ đạo, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ các hộ kinh doanh chỉnh trang, nâng cấp các hạng mục đáp ứng các yêu cầu của tiêu chí.
Đến nay 29/29 xã trong nhóm này đều được thẩm định đạt chuẩn tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn.
Công tác đỡ đầu tài trợ
- Tổ chức làm việc với UBND xã Thạch Đỉnh, UBND huyện Thạch Hà ký kết Chương trình đỡ đầu trong xây dựng NTM với xã Thạch Đỉnh năm 2019.
- Đầu quý II/2019, xã Thạch Đỉnh xác định là xã có nhiều khó khăn trong thực hiện các tiêu chí NTM, đặc biệt là tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn. So với ban đầu chợ Thạch Đỉnh xuống cấp, không có quy hoạch, bố trí ngành hàng lộn xộn…; xã chưa có phương án nguồn lực để nâng cấp cải tạo; sau khi làm việc, Sở Công Thương đã hướng dẫn, thống nhất lồng ghép nguồn lực giữa UBND xã, UBND huyện, nguồn hỗ trợ chính sách thương mại nông thôn 2019. Đến nay chợ Thạch Đỉnh đã nâng cấp, cải tạo, hoàn thành các hạng mục đạt chuẩn theo quy định.
- Chỉ đạo ngành điện bố trí 02 gói sữa chữa lớn (thay thế khoảng 135 cột điện hạ áp và 4km dây dẫn hạ áp với tổng trị giá khoảng 1,2 tỷ đồng) đối với hệ thống điện hạ áp xã Thạch Đỉnh. Hỗ trợ xây dựng hệ thống điện thắp sáng làng quê xã Thạch Đỉnh với kinh phí 98 triệu đồng. Tổ chức tập huấn an toàn trong sử dụng điện, sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả cho nhân dân xã Thạch Đỉnh. Hỗ trợ thay mới hệ thống dây, cột sau công tơ cho 05 hộ gia đình khó khăn trên địa bàn xã, huy động nguồn lực đoàn viên thanh niên giúp xã chỉnh trang điện sau công tơ và xây dựng bồn hoa, cây cảnh…v.v.
Phát triển công nghiệp -tiểu thủ công nghiệp nông thôn và công tác xúc tiến thương mại
- Năm 2019, giá trị sản xuất công nghiệp - TTCN nông thôn (giá so sánh) chiếm tỷ trọng trên 12,9% (trên 9.800 tỷ đồng) trong tổng giá trị sản xuất toàn ngành công nghiệp, tăng 9,6% so với cùng kỳ. Một số địa phương đạt mức tăng trưởng khá so với cùng kỳ, cụ thể: Vũ Quang tăng 77,75%; Nghi Xuân tăng 10,07%; Thạch Hà tăng 6,83%; Can Lộc tăng 8,2%; Cẩm Xuyên tăng 11,87%; Đức Thọ tăng 4,06% so với cùng kỳ...
- Tổ chức bình chọn sản phẩm CNNTTB cấp tỉnh năm 2019, có 32/79 sản phẩm được công nhận và tôn vinh; tham gia bình chọn và có 03/08 sản phẩm được công nhận sản phẩm CNNTTB cấp quốc gia. Nguồn kinh phí khuyến công địa phương năm 2019 đã hỗ trợ đợt 1 cho 03 dự án với tổng kinh phí 690 triệu đồng; đợt 2 dự kiến 02 dự án với tổng kinh phí 700 triệu đồng. Thực hiện đề án hỗ trợ từ nguồn khuyến công quốc gia hạng mục đầu tư hạ tầng CCN Yên Huy với tổng kinh phí 6 tỷ đồng.
- Hoạt động khuyến công và phát triển CCN được quan tâm thực hiện, tiêu biểu tại địa phương: thị xã Hồng Lĩnh, huyện Đức Thọ và Lộc Hà. Trong năm, tại địa bàn tại huyện Đức Thọ thu hút 11 cơ sở vào sản xuất trong CCN Thái Yên; 01 dự án vào CCN huyện Đức Thọ[3]; 01 dự án tại CCN huyện Hương Sơn[4]; Lộc Hà thu hút 02 dự án tại CCN Thạch Kim.
- Đẩy mạnh hoạt động xúc tiến thương mại, tiêu thụ sản phẩm của tỉnh; tổ chức Lễ hội cam và sản phẩm tiêu biểu của tỉnh lần thứ 3 năm 2019 quy mô 90 gian hàng từ các địa phương. Tổ chức trưng bày sản phẩm của tỉnh tại các sự kiện quan trọng: Hội thảo kết nối sản phẩm của công nghiệp gang thép; Hội nghị tổng kết 10 năm thực hiện Chương trình MTQG xây dựng NTM; Hội nghị phát triển kinh tế Miền Trung...; Tổ chức phiên chợ hàng Việt 2019 với trên 50 gian hàng, trong đó có 16 gian hàng địa phương, OCOP, thu hút hàng ngàn lượt người tham quan, mua sắm mỗi đêm.
- Đưa vào vận hành và khai thác website thương mại điện tử xúc tiến thương mại, bán hàng sản phẩm OCOP và sản phẩm tiêu biểu của tỉnh tại địa chỉ: http://dacsan.hatinh.vn. Xây dựng sàn giao dịch sản phẩm nông sản, sản phẩm tiêu biểu của tỉnh; hỗ trợ 05 doanh nghiệp xây dựng bộ thương hiệu trực tuyến; xây dựng phần mềm truy xuất nguồn gốc hàng hóa