Kết quả thực hiện tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn năm 2018
Qua đánh giá, trong năm 2018, đã có 39/39 xã đạt chuẩn tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, trong đó có 19 xã có chợ thuộc quy hoạch phát triển hệ thống chợ của tỉnh, có 16 xã đánh giá chợ đạt chuẩn theo quy định; 03 xã (Thạch Đồng, Tân Lộc, Mai Phụ) được UBND tỉnh đồng ý cho phép điều chỉnh đánh giá tiêu chí hạ tầng thương mại nông thôn từ chợ đạt chuẩn sang đánh giá siêu thị mini hoặc cửa hàng tiện lợi và cửa hàng kinh doanh tổng hợp (cửa hàng tạp hóa) đạt chuẩn; 20 xã không quy T võ tá nghĩa Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn được đầu tư nâng cấp, cải tạo đáp ứng nhu cầu của ngưởi dân 8 thông tin công thương - số 04/2018 hoạch chợ, đánh giá siêu thị mini hoặc cửa hàng tiện lợi và cửa hàng kinh doanh tổng hợp đạt chuẩn. Tính đến nay, trên địa bàn toàn tỉnh có 153 xã được đánh giá đạt chuẩn tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, trong đó có 103 xã có chợ đạt chuẩn; 50 xã có siêu thị mini/cửa hàng tiện lợi và cửa hàng kinh doanh tổng hợp đạt chuẩn. Đạt được những kết quả đáng ghi nhận trên đây, trước hết là nhờ các cấp ủy đảng, chính quyền địa phương đã nhận thức được tầm quan trọng của tiêu chí số 7 - Cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong thúc đẩy phát triển sản xuất, nâng cao chất lượng đời sống của người dân khu vực nông thôn. Hầu hết các địa phương rất quan tâm, nỗ lực tuyên truyền, vận động và kêu gọi các nhà đầu tư, con em quê hương về đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi theo hướng văn minh, hiện đại, từ đó thúc đẩy quá trình giao thương, trao đổi hàng hóa, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, làm thay đổi rõ rệt diện mạo nông thôn.
Trong năm 2018, có 06 chợ đầu tư xây dựng mới hoàn thành và đưa vào hoạt động (Chợ xã Kỳ Tân, chợ xã Kỳ Lâm huyện Kỳ Anh; chợ La Giang thị xã Hồng Lĩnh; chợ Cẩm Thành, chợ Thạch Vĩnh, chợ Đồng Lộc), 12 chợ được nâng cấp, cải tạo đạt chuẩn (Chợ Gôi - Sơn Hòa, chợ Cẩm Trung, chợ Cẩm Hòa, chợ Cẩm Dương, chợ Ngọc Sơn, chợ Việt Xuyên, chợ Thạch Hội, chợ Kim Lộc, chợ Vĩnh Lộc, chợ Xuân Trường, chợ Cồn Thạch Mỹ, chợ Đức An huyện Đức Thọ); 04 chợ đã được UBND tỉnh chấp thuận chủ trương đầu tư (chợ Kỳ Giang huyện Kỳ Anh, chợ Thạch Trung thành phố Hà Tĩnh, chợ Mai Phụ huyện Lộc Hà, chợ Đình Tân Lộc) hiện đang triển khai thực hiện theo đúng tiến độ. Đối với các xã không quy hoạch chợ, UBND các xã đã tiến hành rà soát danh sách hộ kinh doanh trên địa bàn, lựa chọn danh sách cửa hàng tiện ích, cửa hàng kinh doanh tổng hợp (cửa hàng tạp hóa); đồng thời, chỉ đạo, vận động, hướng dẫn, hỗ trợ các hộ kinh doanh chỉnh trang, nâng cấp các hạng mục đáp ứng các yêu cầu của tiêu chí, trong năm 2018 đã có hơn 30 cửa hàng tiện lợi và trên 120 cửa hàng tạp hóa được đầu tư xây dựng, nâng cấp cải tạo đạt chuẩn theo quy định. Bên cạnh đó, sự quan tâm, chỉ đạo quyết liệt của UBND tỉnh, sự vào cuộc và phối hợp kịp thời của Sở Công Thương và UBND huyện, thành phố, thị xã trong công tác chuyển đổi mô hình quản lý chợ, xử lý chợ cóc, chợ tạm đạt được nhiều kết quả khả quan. Trong năm 2018, đã thực hiện chuyển đổi mô hình quản lý 08 chợ, nâng tổng số chợ đã chuyển đổi mô hình quản lý lên 118 chợ/127 chợ, đạt 93% so với Kế hoạch ban hành tại Quyết định số 2434/QĐ-UBND của UBND tỉnh. Thực hiện rà soát hoạt động các chợ tự phát, tụ điểm kinh doanh ngoài quy hoạch trên địa bàn toàn tỉnh để có phương án xử lý, dẹp bỏ nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho các chợ, siêu thị, cửa hàng tiện lợi hoạt động hiệu quả hơn, góp phần ổn định trật tự, an toàn giao thông và văn minh thương mại trên địa bàn.
Nghị quyết số 32/2016/ NQ-HĐND ngày 15/12/2016 của HĐND tỉnh ban hành chính sách khuyến khích phát triển nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông thôn mới và chỉnh trang đô thị Hà Tĩnh giai đoạn 2017- 2018 tiếp tục đóng vai trò đòn bẩy, tạo cú huých trong thu hút đầu tư xây dựng và cải tạo chợ. Trong năm 2018, Sở Công Thương và Sở Tài chính đã phối hợp kiểm tra, đề xuất UBND tỉnh quyết định hỗ trợ đợt 1 cho 3 chợ với tổng kinh phí 1,4 tỷ đồng, hiện đang trình thông tin công thương - số 04/2018 9 UBND tỉnh hỗ trợ đợt 2 cho 14 chợ với kinh phí dự kiến 5,2 tỷ đồng. Đối với các xã không quy hoạch chợ, chính quyền cấp huyện, xã đã chủ động bố trí một phần ngân sách để hỗ trợ các hộ kinh doanh xây dựng, nâng cấp cải tạo các siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi và cửa hàng tạp hóa đạt chuẩn.
Mặc dù vậy, trong quá trình triển khai thực hiện Tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn, vẫn còn nhiều vướng mắc, khó khăn nhất định. Tại các xã miền núi, biên giới rất khó huy động vốn của các thành phần kinh tế ngoài nhà nước, nguồn vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước cho công tác phát triển cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn (nhất là chợ) còn nhiều hạn chế....; một số cán bộ cấp xã nghiên cứu chưa kỹ các văn bản hướng dẫn chỉ đạo của UBND tỉnh, của Sở Công Thương về tiêu chí hạ tầng thương mại nông thôn, chưa có thiết kế, dự toán mẫu đối với các loại hình siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi đạt chuẩn nên quá trình chỉ đạo đầu tư, xây dựng vẫn gặp nhiều khó khăn. Một số chợ nông thôn, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi sau khi xây dựng xong chưa phát huy tối đa hiệu quả, công năng nhằm đáp ứng nhu cầu thiết thực của người dân và đẩy nhanh quá trình xây dựng NTM của từng địa phương; một số địa phương không có quỹ đất công, khi xây dựng chợ phải thực hiện giải phóng mặt bằng nhưng việc giải tỏa, di dời các hộ dân rất khó khăn, phức tạp. Bên cạnh đó, công tác kiểm tra, giám sát việc chấp hành các quy định về an toàn thực phẩm tại các chợ còn gặp nhiều khó khăn. Nhận thức của một bộ phận trong ban quản lý chợ và bà con tiểu thương kinh doanh trong chợ còn hạn chế, không muốn thay đổi, sợ mất quyền lợi, do đó đã làm ảnh hưởng không nhỏ đến công tác chuyển đổi hình thức quản lý kinh doanh, khai thác chợ. Công tác giải tỏa tụ điểm kinh doanh tự phát trên địa bàn chưa đạt yêu cầu đề ra, việc tái lấn chiếm sau khi giải tỏa vẫn còn xảy ra.
Để tiếp tục chỉ đạo, hỗ trợ các xã về đích năm 2019 và các năm tiếp theo sớm đạt tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn theo quy định, thời gian tới cần tiếp tục đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền để các tầng lớp nhân dân, chính quyền địa phương nhận thức rõ trách nhiệm, vị trí, vai trò của tiêu chí cơ sở hạ tầng thương mại nông thôn trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Tiếp tục kêu gọi các nguồn đầu tư, thực hiện quyết liệt chủ trương chuyển đổi mô hình quản lý gắn với xã hội hóa đầu tư chợ. Thực hiện xây dựng, thiết kế, dự toán mẫu đối với mô hình cửa hàng tiện lợi, siêu thị, cửa hàng tạp hóa đạt chuẩn để các xã, doanh nghiệp và hộ kinh doanh có cơ sở triển khai thực hiện. Tiếp tục tham mưu, thực hiện các giải pháp xóa bỏ chợ cóc, chợ tạm, các tụ điểm kinh doanh lấn chiếm vĩa hè, lòng đường ảnh hưởng đến an toàn giao thông và mỹ quan đô thị. Hỗ trợ đào tạo, tập huấn nghiệp vụ quản lý chợ, kinh doanh siêu thị, cửa hàng tiện lợi, văn minh thương mại, kiến thức an toàn vệ sinh thực phẩm cho các hộ kinh doanh. Bổ sung, xây dựng cơ chế chính sách hỗ trợ phù hợp, nhất là các chính sách đối với siêu thị mi ni, cửa hàng tiện lợi. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc thực hiện tiêu chí số 7 tại một số địa phương để hướng dẫn, nắm bắt thông tin, tổng hợp các kiến nghị, đề xuất của địa phương trong quá trình triển khai thực hiện, kịp thời hướng dẫn, hoặc nghiên cứu, điều chỉnh bổ sung các quy định cho phù hợp với tình hình thực tiễn từng địa phương.
Võ Tá Nghĩa - TP Quản lý Thương mại Sở Công Thương