Hoạt động Ngành Công Thương 6 tỉnh Bắc Trung Bộ 9 tháng đầu năm 2018
Năm 2017, 9 tháng đầu năm 2018, trong bối cảnh kinh tế vĩ mô ổn định, GDP tăng trưởng 6,81%, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng 9,4%, mức cao nhất trong hai năm gần đây; cùng với xu thế chung toàn cầu cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đặt ra cho Ngành Công Thương 6 tỉnh Khu vực Bắc Trung Bộ những cơ hội và thách thức lớn.
Với vị trí địa lý khá tương đồng, có hệ thống cửa khẩu, cảng biển thuận lợi trong giao lưu kinh tế với Lào và các nước Đông Nam Á; nhiều tiềm năng trong phát triển công nghiệp; nắm bắt các cơ hội và thách thức đặt ra, trong thời gian qua Sở Công Thương 6 tỉnh đã tích cực tham mưu phát triển Ngành Công Thương trong Khu vực Bắc Trung Bộ và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Sản xuất công nghiệp năm 2017
Chỉ số sản xuất ngành công nghiệp năm 2017 các tỉnh Khu vực Bắc Trung Bộ đạt mức tăng khá so với cùng kỳ và so với mức tăng chung của cả nước (cả nước tăng 9,4% so với năm 2016), trong đó: Hà Tĩnh tăng cao nhất ở mức 89,2%; Nghệ An tăng 15,88%; Quảng Trị tăng 15,65%; Thừa Thiên Huế tăng 13,51%; Thanh Hóa tăng 9,32%; Quảng Bình tăng 7,2%.
- Nhìn chung Ngành công nghiệp chế biến chế tạo đóng vai trò chủ đạo và đạt mức tăng cao ở tất cả các tỉnh: Hà Tĩnh tăng 132,31%; Nghệ An tăng 15,93%; Quảng Trị tăng 16,9%; Huế tăng 11,63%; Thanh Hóa tăng 9,63%; Quảng Bình tăng 8,3%.
- Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hoà không khí: Huế tăng 32,3%; Hà Tĩnh tăng 23,32%; Nghệ An tăng 18,6%; Quảng Trị tăng 18,5%; Quảng Bình tăng 9,2% và Thanh Hóa tăng 6,2%.
- Ngành khai khoáng: Nghệ An tăng 7,1%; Quảng Bình tăng 5,2%; Quảng Trị 1,01%; Thanh Hóa tăng 1,89%; Hà Tĩnh giảm 23,13%; Huế giảm 3,01%.
- Ngành cung cấp nước, quản lý, xử lý rác thải: Thanh Hóa tăng 11,68%; Nghệ An tăng 11,39%; Hà Tĩnh tăng 1,23%; Quảng Bình tăng 6,8%; Quảng Trị tăng 4,5%;
Quy mô ngành Công nghiệp, GTSXCN (giá ss 2010): tỉnh Thanh Hóa dẫn đầu, đạt 70.819 tỷ đồng; Nghệ An đạt 48.368 tỷ đồng; Hà Tĩnh đạt 27.994 tỷ đồng; Thừa Thiên Huế đạt 28.990 tỷ đồng; Quảng Bình đạt 10.577 tỷ đồng; Quảng Trị đạt 8.400 tỷ đồng.
Sản xuất công nghiệp 9 tháng đầu năm 2018
Chỉ số sản xuất công nghiệp: Tiếp tục đà tăng trưởng năm 2017, công nghiệp 6 tỉnh khu vực Bắc Trung Bộ đạt mức tăng khá so với cùng kỳ. Tỉnh Hà Tĩnh đạt mức tăng cao nhất 110,44%; Thanh Hóa với sự đi vào hoạt động của Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn, đẩy cao mức tăng trưởng và đạt 28,57%; Nghệ An tăng 18,07%; Quảng Trị tăng 15,65%; Huế tăng 7,44%; Quảng Bình tăng 6,5%.
- Ngành Công Nghiệp chế biến, chế tạo tiếp tục đóng góp chủ đạo vào tăng trưởng chung: tại Hà Tĩnh tăng 148,79%; Thanh Hóa tăng 29,7%; Nghệ An tăng 17,33%; Quảng Trị tăng 16,9%; Huế tăng 7,44%; Quảng Bình tăng 6,6%.
- Ngành sản xuất và phân phối điện, khí đốt, nước nóng, hơi nước và điều hòa không khí: Hà Tĩnh tăng 35,5%; Thanh Hóa tăng 23,5%; Nghệ An tăng 18,97%; Quảng Trị tăng 18,5%; Huế tăng 23,85%; Quảng Bình tăng 5%.
Ngành khai khoáng: Hà Tĩnh giảm 3,65%; Thanh Hóa tăng 3,9%; Nghệ An giảm 6,85%; Quảng Trị tăng 1,01%; Huế tăng 2,3%; Quảng Bình tăng 6,7%.
- Ngành cung cấp nước, quản lý và xử lý rác thải: Hà Tĩnh tăng 15,86%; Thanh Hóa tăng 4,6%; Nghệ An tăng 12,1%; Quảng Trị tăng 4,5%; Quảng Bình tăng 4,1%.
Quy mô ngành công nghiệp: Giá trị sản xuất công nghiệp (giá SS năm 2010) tỉnhThanh Hóa đạt65.177 tỷ đồng; Nghệ An đạt 43.170 tỷ đồng; Hà Tĩnh đạt 38.252 tỷ đồng; Thừa Thiên Huế đạt 22.700 tỷ đồng; Quảng Bình 8.450 tỷ đồng; Quảng Trị 6.985 tỷ đồng.
Phát triển các khu, cụm công nghiệp
Toàn khu vực có 08 Khu Kinh tế và các khu, cụm công nghiệp gồm:
- Tỉnh Thanh Hóa:Khu kinh tế Nghi Sơn là một trong 08 KKT trọng điểm ven biển của cả nước với hạt nhân là dự án lọc hóa dầu Nghi Sơn; tổng diện tích quy hoạch 106.000 ha. Đến hết năm 2017, đã thu hút được 172 dự án đầu tư (15 dự án nước ngoài) với tổng vốn đăng ký trên 96.307 tỷ đồng và trên 12.836 triệu USD, số vốn thực hiện đạt 44.387 tỷ đồng và 8.974 triệu USD.
08 KCN với tổng diện tích trên 2.035 ha: Lễ Môn, Đình Hương, Hoàng Long Bỉm Sơn, KCN Lam Sơn, KCN Bãi Trành, Ngọc Lặc, Thạch Quảng. Các KCN thu hút được 301 dự án đầu tư trong nước và 19 dự án đầu tư nước ngoài, với tổng vốn đăng ký 16.461 tỷ đồng và 335 triệu USD; vốn thực hiện đạt 4.931 tỷ đồng và 287 triệu USD.
Quy hoạch 70 CCN, với tổng diện tích quy hoạch là 2.113 ha. Hiện nay, đã có 45 CCN có DN sản xuất kinh doanh trong cụm; thu hút 238 DN đầu tư sản xuất, với diện tích thuê đất 476,17 ha; thu hút được doanh nghiệp đầu tư kinh doanh hạ tầng kỹ thuật 09 CCN.
- Tỉnh Nghệ An: Khu Kinh tế Đông Nam có tổng diện tích 20.027 ha, gồm 05 KCN gồm: Nam Cấm, VSIP Nghệ An, Hermajai, Đông Hồi, Thọ Lộc. 06 KCN ngoài Khu kinh tế gồm: Bắc Vinh, Nghĩa Đàn, Phủ Quỷ, Tân Kỳ, Sông Dinh, Tri Lễ.
Quy hoạch 50 CCN, hiện tại thành lập 39 CCN, 10 CCN lấp đầy diện tích, các CCN thu hút 230 doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, tổng mức đầu tư 2.128 tỷ đồng...
- Tỉnh Hà Tĩnh:Khu Kinh tế Vũng Ángdiện tích 22.781 ha với hạt nhân chính là các ngành nhiệt điện, thép, cảng nước sâu. Đến nay Khu kinh tế Vũng Áng có 130 dự án đầu tư , bao gồm có 75 dự án đầu tư trong nước với tổng mức đầu tư đăng ký 50.686,76 tỷ đồng và 55 dự án đầu tư nước ngoài với tổng mức đầu tư đăng ký 11.844,146 triệu USD. Khu Kinh tế cửa Khẩu Quốc tế Cầu Treocó 30 dự án trong nước với tổng mức đầu tư 2.534 tỷ đồng.
03 khu công nghiệp được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt: Hạ Vàng, Gia Lách, KCN Vũng Áng 1; 05 khu công nghiệp được UBND tỉnh thành lập.
Thành lập 22 Cụm công nghiệp với tổng diện tích 572 ha, thu hút 238 dự án đăng ký đầu tư, trong đó 137 dự án đã đi vào hoạt động sản xuất với tổng số vốn đầu tư 47.000 tỷ đồng; tỷ lệ lấp đầy bình quân các cụm công nghiệp đạt 52,2%.
- Tỉnh Quảng Bình:Khu kinh tế Hòn La và KKT cửa khẩu Cha Lo – Quảng Bình với diện tích 63.923 ha. KKT Hòn La có 57 dự án hoạt động, với tổng số vốn thực hiện 37.172 tỷ đồng; KKT cửa khẩu Cha Lo có 30 dự án đầu tư đi vào hoạt động, tổng số vốn thực hiện 780 tỷ đồng.
8 KCN đã được UBND tỉnh phê duyệt quy hoạch chi tiết xây dựng với tổng diện tích 1.207,37 ha, thu hút được 62 dự án đầu tư, với tổng số vốn thực hiện 6.180 tỷ đồng.
8 CCN đã được thành lập và quy hoạch chi tiết, trong đó 4 cụm đã hoàn thiện và có tỷ lệ lấp đầy 100%. Đã thu hút được 105 dự án đầu tư đi vào hoạt động, với tổng mức đầu tư 220 tỷ đồng.
- Tỉnh Quảng Trị: Khu Kinh tế - TM đặc biệt Lao Bảo (15.804 ha), Khu Kinh tế Đông Nam (23.792 ha) và 03 Khu công nghiệp; đã thu hút được 106 dự án đầu tư, với tổng vốn đầu tư 9.181 tỷ đồng.
Tỉnh có 17 cụm công nghiệp, với tổng diện tích 521 ha; thu hút 105 dự án đăng ký với tổng vốn đầu tư khoảng 1.898 tỷ đồng. Năm 2017, giá trị sản xuất công nghiệp tại các CCN đạt 1.039 tỷ đồng, giá trị xuất khẩu 173 tỷ đồng..
- Tỉnh Thừa Thiên Huế:KKT Chân Mây-Lăng Cô với diện tích 27.108 ha và 06 KCN với tổng diện tích 2.393,47 ha (Phú Bài, Phong Điền, La Sơn, Tứ Hạ, Phú Đa, Quảng Vinh. Các Khu kinh tế, khu công nghiệp đã thu hút được 146 dự án đầu tư, với tổng số vốn đăng ký là 65.750 tỷ đồng (34 dự án nước ngoài). Tỷ lệ lấp đầy các KCN: KCN Phú Bài: giai đoạn I & II: 98,5%, giai đoạn IV – đợt 1: 8,9%; KCN Phong Điền: Khu A 33%, Khu B và khu B mở rộng 40%, Khu C 12%; KCN La Sơn: 20,9%; KCN Phú Đa: 21,7%; KCN Tứ Hạ: 1,2% và KCN Quảng Vinh chưa có nhà đầu tư.
Quy hoạch 10 CCN, đến nay đã có 09 CCN được thành lập với tổng diện tích 317,5 ha. Đến nay có 133 dự án đầu tư trong CCN với tống vốn đăng ký đầu tư đạt 980 tỷ đồng..
Thương mại nội địa
Nhìn chung thị trường hàng hóa trong khu vực 6 tỉnh Bắc Trung Bộ năm 2017, 9 tháng đầu năm 2018 ổn định, không có biến động bất thường các yếu tố cung - cầu, giá cả.
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ ở các tỉnh cụ thể như sau:
- Năm 2017, tỉnh Thanh Hóa đạt cao nhất về quy mô doanh thu bán lẻ và dịch vụ tiêu dùng với mức 83.230 tỷ đồng, tăng 13,5%; Nghệ An đạt 59.598 tỷ đồng, tăng 26,6%; Hà Tĩnh đạt 37.313 tỷ đồng, tăng 7,67%; Thừa Thiên Huế đạt 34.497 tỷ đồng, tăng 9,01%; Quảng Trị đạt 25.000 tỷ đồng, tăng 12,9%; Quảng Bình đạt 21.020 tỷ đồng, tăng 9,7% so với cùng kỳ.
- 09 tháng đầu năm 2018, tỉnh Thanh Hóa đạt 69.661 tỷ đồng, tăng 12,9%; Nghệ An đạt 50.800 tỷ đồng, tăng 20,95%; Hà Tĩnh 30.308,258 tỷ đồng, tăng 13,2% so với cùng kỳ; Quảng Bình 14.457 tỷ đồng, tăng 11,5%; Quảng Trị 19947 tỷ đồng, tăng 9%; Huế 28.477 tỷ đồng, tăng 10,3% so với cùng kỳ.
Xuất nhập khẩu
- Xuất khẩu:
Năm 2017, kim ngạch xuất khẩu tỉnh Thanh Hóa đạt 2.031 triệu USD; Nghệ An 992 triệu USD; Huế 812 triệu USD; Hà Tĩnh 297 triệu USD; Quảng Trị 267 triệu USD; Quảng Bình 80 triệu USD.
9 tháng đầu năm 2018, Thanh Hóa đạt 1.889,4 triệu USD; Nghệ An 795 triệu USD; Huế 668 triệu USD; Hà Tĩnh 527 triệu USD; Quảng Trị 239 triệu USD; Quảng Bình 103 triệu USD.
- Nhập khẩu:
Năm 2017, kim ngạch nhập khẩu tỉnh Thanh Hóa đạt 1.142,4 triệu USD; Hà Tĩnh đạt 1.055,5 triệu USD; Huế 567,5 triệu USD; Quảng Trị 196,3 triệu USD; Quảng Bình 117,1 triệu USD.
9 tháng đầu năm 2018, Thanh Hóa đạt 2.547,6 triệu USD; Hà Tĩnh 1.711,2 triệu USD; Nghệ An 427 triệu USD; Huế 482,9 triệu USD; Quảng Trị 171,9 triệu USD và Quảng Bình đạt 139,1 triệu USD.