Sản xuất và tiêu dùng bền vững – xu thế tất yếu của xã hội hiện đại.
Có thể nói sản xuất - tiêu dùng bền vững là một xu thế tất yếu trên thế giới trong những thập niên gần đây, xã hội càng phát triển thì vấn đề này rất được các Chính phủ và người dân quan tâm.
Ở nước ta, tầm Trung ương từ năm 2012 Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 432/QĐ-TTg của về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển bền vững Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020; năm 2016, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 76/QĐ-TTg về việc Phê duyệt Chương trình hành động Quốc gia về sản xuất và tiêu dùng bền vững đên năm 2020, tầm nhìn đến 2030.
Hà Tĩnh là tỉnh cũng đã rất quan tâm đến lĩnh vực này, thể hiện quyết tâm rất cao đối với sản xuất và tiêu dùng bền vững, cụ thể:
Thứ nhất, ban hành nhiều văn bản quản lý nhà nước đr chỉ đao, điều hành lĩnh vực này: HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết số 86/2018/NQ-HĐND ngày 18/7/2018 về một số chính sách phát triển CN-TTCN tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2025 và những năm tiếp theo; UBND ban hành Quyết định số 2088/QĐ-UBND ngày 26/7/2016 của UBND tỉnh về việc Kế hoạch hành động tăng trưởng xanh tỉnh Hà Tĩnh giai đoạn 2016-2020; UBND tỉnh ban hành quyết định số 53/2018/QĐ-UBND ngày 19/12/2018 về Quy chế phối hợp quản lý cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh; Ban hành Chương trình sản xuất sạch hơn, Chương trình tiết kiệm năng lượng, Đề án quản lý chuỗi sản xuất, bảo quản, tiêu thụ lương thực, thực phẩm đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh và bảo vệ lợi ích người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đến năm 2020; Đề án Xuất khẩu; Đang thực hiện Dự án Rà soát, điều chỉnh Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh đến năm 2020; lập quy hoạch giai đoạn 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Thứ hai, triển khai nhiều nhiệm vụ, giải pháp để thực hiện: hiện đại hóa công nghệ để giảm thiểu tiêu thụ nhiên liệu, tài nguyên. Hạn chế sử dụng nhiên liệu hóa thạch bằng cách sử dụng các máy móc chạy bằngđiện, tăng cường sử dụng nhiên liệu sinh học nhằm giảm phát thải khí nhà kính. Bảo đảm để việc xây dựng các nhà máy thủy điện không gây hại đến các quần xả thủy sinh và góp phần phòng ngừa lũ lụt; xử lý lượng khí từ hệ thống thông gió để loại bỏ chất gây ô nhiễm; Tái chế nước làm mát và nước thải để giảm lượng phát thải nước chưa qua xử lý; Cung cấp điện phục vụ nhu cầu phát triển KT-XH Hà Tĩnh, đảm bảo an toàn, ổn định trong đó tập trung phát triển trung tâm điện lực Vũng Áng. Cải tạo và nâng cấp lưới điện hiện có; nâng cấp chất lượng lưới điện nhằm giảm tổn thất điện. Đầu tư từ các nguồn vốn khác nhau vào sản xuất năng lượng tái tạo như điện gió, điện mặt trời. Phát triển kết cấu hạ tầng giao thông bền vững: xây dựng và nâng cấp kết cấu hạ tầng giao thông đồng bộ, có khả năng kết nối các vùng trong tỉnh và với các tỉnh/vùng lân cận. Đầu tư xây dựng các tuyến giao thông trọng điểm.
Thứ ba, tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho người dâ và doanh nghiệp: Tổ chức lồng ghép, nâng cao nhận thức của doanh nghiệp người dân về tiết kiệm năng lượng, sản xuất sạch hơn, tiêu dùng bền vững,…Tuyên truyền nâng cao nhận thức về ứng dụng năng lượng sạch, năng lượng tái tạo mà tỉnh đang có lợi thế (như mặt trời, năng lượng gió); Tuyên truyền, nâng cao nhận thức cộng đồng về lợi ích của giao thông công cộng; Tổ chức tuyên truyền nâng cao nhận thức, hình ảnh doanh nghiệp và du lịch thân thiện môi trường; Phát động phong trào tiêu dùng tiết kiệm nước và điện trong cộng đồng dân cư; Lồng ghép các nội dung giảng dạy tiết kiệm năng lượng, áp dụng công nghệ xanh, khai thác tài nguyên bền vững… vào các cấp học, bậc học; Phát hành các ấn phẩm như Pano, chương trình truyền hình, radio và các phương tiện tuyên truyền khác nhằm nâng cao hiểu biết và ý thức bảo vệ môi trưởng, sử dụng tiết kiệm năng lượng và tiêu dùng bền vững; Đào tạo nguồn nhân lực phục vụ các cụm ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh như ngành sắt thép, thương mại, hậu cần, nông nghiệp sinh thái.
Thứ tư,hàng năm tỉnh huy động các nguồn lực để thực hiện Chương trình sản xuất, tiêu dùng bền vững, trong đó chủ yếu là nguồn huy động của doanh nghiệp (khoảng 180 tỷ) và ngân sách tỉnh (khoảng 5 tỷ)
Trong những năm sắp tới, Hà Tĩnh tiếp tục triển khai một số nội dung sau:
- Về năng lượng:Sử dụng bếp củi cải tiến; Sử dụng bếp khí sinh học thay thế bếp củi khu vực nông thôn; sử dụng điều hòa hiệu suất cao (inverter) ở các hộ gia đình thành thị; Sử dụng đèn túyp gầy ở các hộ gia đình nông thôn; Sử dụng bình đun nước nóng bằng năng lượng mặt trời ở các hộ gia đình thành thị; Phát triển hệ thống điện năng lượng mặt trời trên mái nhà;Phát triển thủy điện nhỏ; Phát triển nhà máy điện mặt trời.
- Về Giao thông:Sử dụng xe buýt điện; Xe taxi điện; Sử dụng nhiên liệu sinh học cho xe máy.
- Về Dịch vụ thương mại:Tiêu dùng sản phẩm sạch, thân thiện môi trường; Sử dụng đèn LED cho khách sạn, văn phòng; Đèn tuýp gầy cho công sở nhà nước, trường học, nhà hàng Sử dụng thiết bị đun nước nóng bằng NLMT cho khách sạn nhỏ; Sử dụng đèn LED cho chiếu sáng đường phố.
- Về Công nghiệp:Quản lý năng lượng-giảm tiêu hao than trong sản xuất thép; Quản lý năng lượng-giảm tiêu hao điện trong sản xuất thép; Thu hồi nhiệt dư lò coke dể sản xuất điện; Thu hồi nhiệt dư từ lò cao sản xuất thép để tiết kiệm nhiên liệu đầu vào; Sản xuất gạch không nung.
- Về đào tạo nâng cao nhận thức: đào tạo tập huấn về sản xuất sạch hơn, tiết kiệm năng lượng, sử dụng năng lượng tái tạo, sinh khối, tiêu dùng xanh,…
Tuy vậy, trong quá trình triển khai thực hiện có không ít khó khăn:
Nguồn kinh phí chủ yếu từ doanh nghiệp và người dân; việc triển khai chủ yếu lồng ghép từ các nguồn, không có kinh phí riêng cho Chương trình này ở địa phương; Ngân sách trung ương không bố trí; Trung ương chưa phân cấp cho địa phương phê duyệt các dự án điện năng lượng tái tạo trên địa bàn.
Do vậy, trong thời gian tới, đề nghị các Bộ ngành Trung ương:
Nghiên cứu, tham mưu với Chính phủ phân cấp cho địa phương thực hiện các dự án của Chương trình tại địa phương đồng thời hỗ trợ địa phương nguồn kinh phí để thực hiện Chương trình. Ngoài ra, để tạo điều kiện thuận lợi phát triển nguồn năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, ít gây ảnh hưởng đến môi trường và hệ sinh thái tự nhiên trên địa bàn tỉnh; đảm bảo ổn định môitrường và chính sách kêu gọi, thu hút đầu tư và các quy định của pháp luật, đề nghị Bộ ngành Trung ương xem xét trình thủ Thủ tướng Chính phủ điều chỉnh các quy định liên quan theo hướng phân cấp cho các địa phương thẩm quyền thẩm định, phê duyệt điều chỉnh, bổ sung vào quy hoạch phát triển điện lực tỉnh các dự án điện năng lượng tái tạo trên địa bàn có quy mô công suất nhỏ (dưới 5 MW) hoặc dự án được đấu nối vào lưới trung áp của tỉnh.
N.T.C.T